Đánh giá Võ_Tắc_Thiên

Tượng Đại phật tại Long Môn

Theo cuốn “Võ Tắc Thiên chính truyện” của học giả Lâm Ngữ Đường, ông kiệt kê rằng: cả đời Võ Tắc Thiên đã mưu sát hoặc ra lệnh giết 93 người (không kể những người thân của họ phải chết theo), trong số đó có 23 người là người thân của bà, 34 người là tôn thất nhà Đường, 36 sáu người là triều thần. Trong số này có bao nhiêu người chết đích đáng, có bao nhiêu bị oan, có bao nhiêu người bị Võ Tắc Thiên cố ý hãm hại, khó có thể xác định được.

Sau khi Võ Tắc Thiên qua đời, các sử gia thời Thịnh Đường, Trung Đường và Vãn Đường đều không chỉ trích nặng nề những việc làm của Võ Tắc Thiên, bởi vì những vị Hoàng đế nhà Đường sau này đều là con cháu trực hệ của bà. Chỉ khi đến thời nhà Tống, quan điểm Nho giáo dưới học thuyết Chu Hi lấy Tuân Tử làm nền tảng, mà Tuân Tử lại xếp "Nữ chủ chuyên chính" làm 1 trong 3 lý do khiến một quốc gia suy vong, nên các sử gia thời kỳ này về sau mới bắt đầu có những lời chỉ trích Võ Tắc Thiên. Tư tưởng Nho giáo của Tuân Tử dưới sự khuếch tán của Chu Hi lúc này đã ăn sâu vào trong lòng xã hội phong kiến, nên không bao giờ chấp nhận để một người phụ nữ ["Vượt quá giới hạn"] mà bước lên đỉnh cao quyền lực.

Có thể nói Võ Tắc Thiên là hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử. Những vị Nữ chủ nổi tiếng từ cổ chí kim ở Trung Hoa, có thể kể đến Tuyên Thái hậu nhà Tần, Phùng Thái hậu Bắc Ngụy, Tiêu Xước triều Liêu, và kể cả Từ Hi Thái hậu nhà Thanh tuy đều có thực quyền, song đều phải có danh nghĩa của một Hoàng đế đại diện mà không một ai dám làm việc xưng Hoàng đế một cách độc lập như bà. Người có thể so sánh với Võ Tắc Thiên một cách triệt để, ấy chính là Lã hậu nhà Hán, vì tuy bà phải nắm quyền dưới danh nghĩa Lưu CungLưu Hồng, song bà đã thực sự nắm trọn quyền hành triệt để, và cũng chỉ có Lã hậu có thời kỳ trị vì được biên thành ["Kỷ"] như Võ Tắc Thiên mà thôi. Võ Tắc Thiên tôn sùng Phật giáo, đã ra lệnh đục các tượng Phật tại khu vực hang đá Long Môn. Tại đây pho tượng chính giữa lớn nhất là tượng Phật Đại Nhật (Tỳ lô giá na - Vairocana) được điêu khắc theo khuôn mặt của bà.

Trước khi Võ Tắc Thiên chính thức xưng Đế, có cuộc nổi dậy của Từ Kính Nghiệp, sự oán hận dành cho bà được bộc lộ công khai rất hiếm hoi. Một thiên hịch văn do văn sĩ đương thời là Lạc Tân Vương (駱賓王) khi tham gia cuộc khởi nghĩa đã viết ra để kể tội ác của bà. Câu hịch này được tìm thấy trong Cổ văn quan chỉ (古文观止), quyển thứ 7, nội dung như sau:

(Tạm dịch qua bạch thoại)

Ả Võ thị giả mệnh lâm triều, tánh tình không ôn thuận, xuất thân hàn tiện. Xưa thời Thái Tông làm Cung nữ hầu hạ, lo việc dâng thay quần áo. Đến lúc trưởng thành, đã mang tiếng làm nhơ bẩn nội tẩm. Về sau, che giấu việc hầu Thái Tông, lại được vào hầu Tiên đế, đẩy Chúa thượng đến chỗ loạn luân. Rồi rắn độc mang lòng, sói beo thành tinh, lại sinh ra ghen tuông, nhân có chút nhan sắc, không chịu nhường ai, rồi dèm pha, nịnh hót, làm mê hoặc lòng Chúa. Lên ngôi Hoàng hậu đưa đường Tiên đế vào thói hươu nai. Tính tình sài lang, gian ác, tàn hại trung lương, giết chị phản anh, giết vua hại mẹ. Con yêu của vua đem bắt giam ở cung sâu. Bè đảng của giặc, giao cho quyền bính lớn. Thần người đều ghét, trời đất không dung. Muốn đổi ngôi vua, giao cho họ mình quyền cao chức trọng. Hỡi ơi! Hoắc Tử Mạnh không dấy, Chu thị hầu không còn. Én mổ cháu vua, biết vận Hán sắp hết. Dãi rồng Vương hậu, hay Hạ mau tàn.

Còn như Kính Nghiệp, vốn là Đại Đường lão thần, dòng dõi vương công hiển hoạn, từng lưu giữ huấn thị của Tiên đế, nguyện cảm ân quốc triều hậu đãi. Tống Huy Tử vì cố quốc bị hủy diệt mà bi ai, đấy là có nguyên do thân tình; Hoàn Đàm vì mất đi tước lộc mà rơi lệ, chẳng lẽ là không hề có đạo lý sao! Bởi vậy ta giận dữ dựng lên làm một phen sự nghiệp, mục đích là vì yên ổn Đại Đường giang sơn. Thuận theo cảm xúc thất vọng của thiên hạ, thuận theo cử quốc đẩy ngưỡng tâm nguyện, vì thế giơ lên cao lá cờ chính nghĩa, thề muốn tiêu trừ yêu vật hại người. Nam đến Bách Việt xa xôi, bắc đến Trung Nguyên Tam Hà, thiết kỵ thành đàn, chiến xa tương liên. Hải Lăng có ngô nhiều đến lên men nhuộm đỏ biển, kho hàng chứa đựng thật là vô cùng vô tận. Bên bờ sông lớn có tinh kỳ tung bay, khôi phục công lao sự nghiệp của Đại Đường vĩ đại còn xa xôi sao! Chiến mã ở gió Bắc hí vang, Bảo kiếm xông thẳng hướng bầu trời. Chiến sĩ rống giận khiến cho núi cao sụp đổ, trời cao biến sắc. Lấy khí thế này tới đối phó kẻ địch, kẻ địch liệu có tự tin khinh dễ; lấy hào khí này tới công kích thành đô, ai dám nói còn thành nào là không thể chiếm lĩnh!

Chư vị hoặc là nhiều thế hệ được quốc triều phong tước, hoặc là quan hệ thông gia với hoàng thất, hoặc là tiên tổ từng làm tướng quân, hoặc là đại thần từng tiếp thu di mệnh của Tiên đế. Lời của Tiên đế nói còn văng vẳng bên tai, các vị luôn tự nói hai chữ trung thành nào có thể dễ dàng quên mất? Mộ của Tiên đế còn chưa tốt tươi, Ấu chủ của chúng ta lại không biết bị biếm đi nơi nào! Nếu có thể không ngại nguy nan phù trợ Kim thượng Hoàng đế, mọi người đều chung lòng cứu lấy xã tắc tiên tổ, như vậy các loại phong tước ban thưởng, nhất định giống như Thái Sơn Hoàng Hà, vững chắc lâu dài. Nếu lưu luyến đến ích lợi trước mắt, ở thời khắc mấu chốt do dự không quyết, liền nhất định sẽ thu nhận trừng phạt nghiêm khắc!

Thỉnh xem toàn thiên hạ ngày hôm nay! Rốt cuộc là thiên hạ của nhà ai?! Đem hịch văn ban bố đến các Châu quận, cho mọi người đều biết được.

— "Vi Từ Kính Nghiệp thảo Võ Chiếu hịch" (为徐敬业讨武曌檄), Lạc Tân Vương[92]

Nhưng thái độ của Võ Tắc Thiên khi đọc bài hịch văn trên khá kỳ lạ. Võ Tắc Thiên hịch lên đọc, rồi nói với cận thần: ["Ai là người viết bài hịch này?"]. Có người đáp: ["Kẻ đó là Lạc Tân Vương"]. Võ hậu lại hỏi: ["Người này trước kia đã từng làm chức Thị ngự sử, nhưng sau lại phải biếm"]. Lại nhìn các đại thần hồi lâu, rồi phán: ["Người có tài văn chương thế này, mà để họa phải lưu lạc không được dùng, đó là lỗi của Tể tướng trước kia vậy"].

Mặc dù chỉ tồn tại một thời gian ngắn, theo một số nhà sử học, nhà Võ Chu đã có được một hệ thống bình đẳng giới tốt hơn so với nhà Đường giai đoạn tiếp sau nó. Nhiều người đời sau xem Võ Tắc Thiên là điển hình của sự độc ác, khi mà vì quyền lực, bà sẵn sàng hạ thủ người thân, thậm chí bà sát hại ngay cả con ruột của mình (một số người cháu nội ruột, cháu họ cũng bị bà ra lệnh sát hại). Nhìn vào các sự kiện trong cuộc đời bà theo ám chỉ trong văn chương có thể mang lại nhiều ý nghĩa: "Một phụ nữ đã vượt qua những giới hạn của mình một cách không thích hợp, thái độ đạo đức giả khi thuyết giáo về lòng trắc ẩn, trong khi cùng lúc ấy lại tiến hành mô hình tham nhũng và hành xử một cách xấu xa, tàn nhẫn ngay cả với người thân và cai trị bằng cách điều khiển từ phía sau hậu trường".

Tuy nhiên, trong triều cũng có nhiều người ủng hộ bà, vì phục bà là người quyết đoán, có tài trị nước. Trong số đó có cả những đại thần hiền năng, được trọng vọng như Lâu Sử Đức, Địch Nhân Kiệt, Tống Cảnh; và bà biết tin dùng những người đó, nên việc chính không rối loạn, dân chúng vẫn yên ổn làm ăn, coi những vụ lộn xộn ở triều chỉ là việc riêng của họ Lý. Khi đọc bài Hịch dẹp Võ Chiếu, trong đó Lạc Tân Vương mạt sát bà thậm tệ, bà đã không giận, còn khen Lạc là có tài và trách viên Tể tướng đã không biết thu phục. Bà cũng là người tạo ra nền móng cho nền thịnh trị Khai Nguyên, do nhiều đại thần tài năng thời Huyền Tông là những người được bà được trọng vọng.

Sử gia Tư Mã Quang đánh giá về bà trong Tư trị thông giám[58]:

虽滥以禄位收天下人心, 然不称职责,寻亦黜之,或加刑诛,挟刑赏之柄以驾御天下,政由己出,明察善断,故当时英贤亦竞为之。

.

Mặc dù Thái hậu dùng nhiều tên hiệu mĩ miều để phô trương, nhưng nếu bà nhìn thấy một đại thần nào đó là không đủ năng lực, sẽ ngay lập tức sẽ bãi chức hoặc thậm chí là giết chết. Bà còn thưởng phạt phân minh, lãnh đạo triều chính và dùng các phán đoán riêng của mình để quyết định công việc. Thái hậu có óc quan sát và phán đoán tốt, vì vậy những nhân tài đương thời cũng đều có cơ hội được dùng.

— Bàn về Võ hậu - Tư trị thông giám, Tư Mã Quang

Học giả người Tây là Denis C. Twitchett, tên chữ Hán Thôi Thụy Đức (崔瑞德), đã bình luận về bà:

对于这位敢于推翻李唐皇室并像男人一样泼辣地实行统治的女人,尽管儒家历史学家都进行恶毒攻击和抱敌对态度,但是武曌显然具有特殊的才能,对政治具有天赋,并且非常善于操纵宫廷的权力结构。她之所以能非凡地攫取到权力,是由于她的杰出的才能、坚毅的决心和识别人的能力,再加上她的冷酷、肆无忌惮和政治上的机会主义。她对敌人和对手表现出的残忍和报复心,这在中国历史上很少有人能与之相比。

.

Đối với vị nữ nhân này mà bình luận, bà đã có gan lật đổ Lý Đường hoàng thất và cũng như các nam nhân khác, tuân thủ hành vi đanh thép để cai trị độc đoán. Các Nho gia đối với bà luôn công kích gay gắt, nhưng phải nhìn nhận Võ Chiếu là người hiển nhiên có tài năng đặc thù, đối chính trị có tư chất thiên phú, hơn nữa cực kỳ giỏi về việc thao túng kết cấu của quyền lực cung đình. Sở dĩ bà có thể cướp lấy quyền lực, là bởi vì bà có siêu phàm tài năng, kiên nghị quyết tâm cùng phân biệt sử dụng năng lực của từng người phò tá mình. Đối với nữ giới nói chung, bà cũng vô cùng lãnh khốc, không kiêng nể gì chủ nghĩa cơ hội trên phương diện chính trị.

Bà đối với kẻ địch cũng rất là có tâm lý quyết trả đến cùng, đối với lịch sử Trung Quốc mà nói là vô cùng hiếm thấy.

— "Kiểm kiều Trung Quốc Tùy Đường sử" (剑桥中国隋唐史), Denis C. Twitchett